|

Việt Nam từng bước khai tử xe động cơ đốt trong để thay thế bằng xe điện

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong lĩnh vực giao thông vận tải, góp phần vào tiến trình hiện thực hoá cam kết Net zero vào 2050, giải pháp phát triển xe điện được đánh giá là có ưu thế hơn cả bởi loại phương tiện này không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí, hiệu suất sử dụng năng lượng cao.

TỪNG BƯỚC KHAI TỬ XE ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ĐỂ THAY THẾ BẰNG XE ĐIỆN 

Theo thống kê, ngành giao thông vận tải phát thải hơn 30 nghìn tấn CO2/năm. Nếu căn cứ vào kịch bản phát triển thông thường, lượng khí thải CO2 trong lĩnh vực giao thông sẽ tăng 6-7% mỗi năm và đạt 90 triệu tấn vào năm 2030. Khí thải giao thông khiến cho không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người với khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Trong đó, có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường hô hấp và ung thư liên quan đến phơi nhiễm với bụi mịn.

Để giảm thiểu những tác động môi trường trong giao thông, tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876. Theo đó, đã đặt ra lộ trình cắt giảm các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, ưu tiên phát triển xe điện. Tiến tới năm 2050, 100% phương tiện giao thông như ô tô, xe máy sẽ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Với giao thông đường bộ, đến năm 2040, Việt Nam sẽ hạn chế sản xuất, nhập khẩu ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Đến năm 2050 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như ô tô, xe máy tham gia giao thông phải chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN XE ĐIỆN Ở VIỆT NAM 

Công nghệ động cơ đốt trong đã tới ngưỡng giới hạn cùng những yêu cầu tiêu chuẩn khí thải ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Bởi vậy, lựa chọn phát triển xe điện được xem là giải pháp cứu cánh tốt nhất vào lúc này. Tuy nhiên, để làm được điều này cũng còn nhiều trở ngại, đó là những vấn đề về cơ chế, hạ tầng,…

Đứng trước xu hướng chuyển dịch sang sử dụng xe điện trong ngành giao thông vận tải, thời gian qua, một số nhà sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy trong nước, đã tập trung phát triển xe điện, từng bước dừng bán xe động cơ đốt trong. Xu thế điện hóa tại thị trường ô tô Việt Nam cũng đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi ngày càng nhiều mẫu xe “xanh” đã và sẽ được giới thiệu ra thị trường trong năm 2022.

Với dân số gần 100 triệu dân, trong khi số lượng xe điện còn rất hạn chế nên Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng cho các loại phương tiện xanh, thân thiện với môi trường. Để thúc đẩy phát triển các phương tiện xanh, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách phù hợp.

Tin tức liên quan:

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN XE ĐIỆN

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng các đô thị lớn mà phương tiện giao thông là tác nhân chính, việc chuyển đổi sang sử dụng xe điện, thân thiện môi trường là xu thế tất yếu. Nhưng trước trở ngại hiện có, cần có những giải pháp gì về cơ chế, chính sách, hạ tầng, và kỹ thuật.

Giao thông vận tải là một trong những ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính lớn trong nền kinh tế Việt Nam, do đó, việc đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” sẽ mở ra cơ hội chuyển đổi lớn cho ngành, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít những khó khăn và thách thức, cần sự chung tay của toàn xã hội và hỗ trợ mạnh mẽ từ quốc tế với lộ trình phù hợp đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *